Hiểu rõ hơn về phong cách nội thất Indochine, một phong cách vô cùng đặc biệt và là sự hòa quyện của nét đẹp lãng mạng Châu Âu và nét cổ điển Á Đông. Nó giữ lại những điều đẹp đẽ của quá khứ nhưng vẫn thêm thắt vào những chi tiết đậm chất dân tộc và sự hiện đại phù hợp với cuộc sống. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu những nét đặc biệt của phong cách Indochine.
Phong Cách Nội Thất Indochine là gì?
Phong cách nội thất Indochine (Đông Dương) là sự kết hợp của văn hóa phương Tây và văn hóa Phương Đông. Nó là những tinh hoa được chắt lọc từ phong cách tân cổ điển Châu Âu (Pháp) và nét đẹp của văn hóa Á Đông (ở đây là Việt Nam). Bắt nguồn từ sự cổ điển Pháp, dần dần phong cách đã “nhiệt đới hóa” để phù hợp hơn với địa lý Việt Nam. Các chất liệu thuần Việt và các họa tiết, màu sắc được chế tác tỉ mỉ của nước ta, phong cách Indochine vô cùng độc đáo và rất được ưa chuộng.
Bất kể ai tìm hiểu về phong cách này đều bị thu hút bởi nét mộc mạc và giản dị qua những món đồ nội thất như phản, giường thay thế bàn, ghế mà vẫn giữ được những chi tiết thuộc về khí hậu nhiệt đới tại Việt Nam. Không chỉ vậy, Chất liệu bền vững, họa tiết mềm nhẹ cùng màu sắc tinh tế chính là những yếu tố giúp phong cách này càng được yêu thích hơn trong khoảng thời gian này,
Những Đặc Trưng Nổi Bật Của Phong Cách Nội Thất Indochine
Màu sắc chủ đạo
Các gam màu trung tính như: trắng, vàng kem, vàng nhạt là những màu sắc trung tính đặc trưng của phong cách Indochine. Kết hợp vớ những màu sắc của các chất liệu tre, gỗ, gạch, mây,….tạo nên sự ấm áp cho không gian. Ngoài ra, một số không gian Indochine cũng sử dụng các gam màu đậm chất nhiệt đới, ấm nóng như màu tím, đỏ hoặc cam.
Chất liệu chính được sử dụng
Chất liệu gỗ
Chất liệu hàng đầu của phong cách Indochine không thể bỏ qua chất liệu gỗ. Mỗi loại gỗ đều có những đặc điểm riêng về vân, tuổi thọ, độ bóng, độ bền khác nhau. Rất nhiều chi tiết của phong cách này đều được làm từ gỗ như: cửa, trần nhà, lát sàn, mái,…..
Chất liệu tre
Là một biểu tượng của Việt Nam, không thể nghi ngờ rằng tại sao tre lại nằm trong những chất liệu chính của phong cách Indochine. Tre có khả năng chịu nhiệt cao và chống mối mọt rất tốt nên tre thường được dùng để làm bàn ghế, vách cửa, màn cửa, … mang đến một không gian rất Việt Nam.
Chất liệu gạch nung, gạch bông
Gạch bông nhỏ có hoa văn họa tiết được bắt gặp rất nhiều trong phong cách Đông Dương, ta có thể thấy nó được ốp sàn, tường hay thậm chí là ốp trần. Chất liệu này có độ bền cao mà còn làm cho không gian trở nên sang trọng hơn rất nhiều. Chủ nhà có thể bố trí gạch bông, gạch nung lót sàn thành các mảng khối độc đáo.
Hoa văn, họa tiết truyền thống
Những họa tiết, hoa văn của phong cách Đông Dương không chỉ đạt được yếu tố thẩm mỹ mà còn được khai thác về ý nghĩa, chiều sâu của chúng. Các đường nét cách điệu từ hoa, lá đã bắt nguồn từ thời Đông Sơn. Dần dần, các họa tiết đậm chất nghệ thuật và chú trọng vào các đường nét xuất hiện nhiều hơn. Đến thời An Nam, những họa tiết tĩnh vật, kỷ hà,… trở nên phổ biết và trở thành nét đặc trưng của phong cách này.
- Họa tiết hình chữ nhật: Được sử dụng và làm khung hán tự: Phúc, Lộc, Thọ, Hỷ… sử dụng làm tranh treo tường. Họa tiết đơn giản đan xen, chồng lớp rất đơn giản nhưng không mất đi sự đặc biệt.
- Họa tiết Kỷ Hà: là các họa tiếng giống mai rùa – họa tiết lưới hình lục giác, họa tiết lưới hình thoi – có độ dài – ngắn khác nhau. Các họa tiết này xuất hiện trên các đồ vật trang trí độc đáo.
- Họa tiết tĩnh vật: Họa tiết bát cửu và trái châu chính là họa tiết tĩnh vật của phong cách Indochine. Trong đó, bộ bát bửu gồm kiếm, quạt, quả bầu, bút, cây đàn, quyển sách, cây sao,….Còn trái châu là hình tượng hai con rồng cách điệu ở đậu mái cùng họa tiết trái châu.
- Họa tiết động vật: Họa tiết này thường là những loài động vật đem lại sự may mắn theo quan niệm người Việt. Nhưng các họa tiết động vật không xuất hiện riêng lẻ mà phối hợp với các họa tiết kỷ hà, hình chữ, hồi văn. Họa tiết Tứ Linh gồm: Long – Lân – Quy – Phụng xuất hiện nhiều nhất. Các họa tiết này thường là điểm nổi bật trang trí tường hoặc trên gối, nệm.
- Các chi tiết đại diện cho thiên nhiên: Tương tự với họa tiết động vật, phong cách nội thất Indochine rất thích sử dụng hình ảnh các loài hoa đại diện 4 mùa là tùng, cúc, trúc, mai để trang trí tường, trần nhà và tranh treo tường. Những họa tiết này thể hiện sự tươi mát, nhẹ nhàng và tự nhiên cho toàn bộ không gian.
Các món đồ trang trí đặc trưng của phong cách nội thất Indochine
Tín ngưỡng thờ cúng của người Việt rất được chú trọng, chính vì thế có một số đồ vật trang trí thuộc về tôn giáo được đặt một cách trang nghiêm. Các món đồ trang trí được dùng trong phong cách Indochine là
- Tượng phật: Tượng Phật trong gần như là bắt buộc với những người theo tín ngưỡng thờ Phật. Không chỉ chỉ là bức tượng để cầu mong cho may mắn, an nhàn mà còn làm cho không gian sang trọng hơn rất nhiều.
- Tranh treo tường: Phong cách Đông Dương ưa chuộng các bức tranh sơn dầu làm tranh trang trí. Những bức tranh sơn dầu nổi tiếng của Việt Nam hoặc đại diện cho nét đẹp Việt Nam cũng có thể làm tranh trang trí.
- Con tiện: Con tiện thường được làm từ gỗ để có thể hài hòa với chất liệu gỗ của phong cách Đông Dương. Chi tiết này được sử dụng khi thiết kế cầu thang, lan can.
- Vách ngăn: Vách ngăn có tác dụng phân chia không gian, không chỉ thế, nó còn được thêm vào những họa tiết, hoa văn phong phú rất thích hợp làm vật trang trí trong không gian.
- Quạt trần: Dĩ nhiên không thể bỏ qua chi tiết quạt trần 3-5 cánh cổ điển đặc trưng Pháp trong phong cách này. Nhiều loại quạt trần có thêm đèn pha lê làm tăng sự sang trọng của cả căn phòng.
Bố trí và sử dụng ánh sáng
Ánh sáng luôn là điều cần được chú trọng trong bất kì loại phong cách nào, phong cách Indochine cũng không ngoại lệ. Ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo đều có mục đích sử dụng riêng của mình.
Nguồn sáng tự nhiên
Cửa sổ, cửa ra vào chính là nguồn thu sáng tự nhiên tốt nhất trong kiến trúc. Hệ cửa Đông Dương có cấu tạo gồm 2 lớp. Trong đó, lớp ngoài là cửa sách đón gió, còn lớp trong là cửa lam gỗ, con tiện hoặc cửa kính để lấy ánh sáng từ ngoài.
Ngoài ra, vách ngăn cũng được các nhà thiết kế vận dụng để đón sáng trong không gian.
Nguồn chiếu sáng nhân tạo
Dĩ nhiên ánh sáng tự nhiên quan trọng, ánh sáng nhân tạo cũng quan trọng không kém, nên việc bố trí ánh sáng nhân tạo rất cần thiết. Yếu tố công năng và tính thẩm mỹ là điều rất cần phải chú ý. 3 hệ thống chiếu sáng nhân tạo nổi bật của phong cách Indochine là:
- Chiếu sáng trang trí:Tạo điểm nhất và tăng tính thẩm mỹ cho không gian.
- Chiếu sáng chung: Đảm bảo chia đều nguổn sáng cho toàn bộ căn nhà
- Chiếu sáng cục bộ: Hệ thống chiếu sáng phù hợp với từng không gian trong nhà
Bố trí, sắp xếp nội thất hợp lý
Việc bố trí, sắp xếp nội thất phòng khách hợp lý là vô cùng quan trọng. Không thể cứ nhét bừa vào trong nhà là xong. Hãy cố gắng bố trí những món đồ cần thiết trước, su đó có thể trang trí thêm hoặc sắp xếp những món đồ khác để tối ưu không gian, trách việc làm không gian trở nên chật chội. Đặt trưng của phong cách Đông Dương chính là Sofa, cần cẩn thận lựa chọn bộ sofa hợp với phong cách tổng thể của ngôi nhà.
Không gian phòng ngủ là nơi thư giãn, nghỉ ngơi của cả gia đình nên cũng cần phải chú ý. Gường ngủ có diện tích vừa đủ phù hợp với cả căn phòng là được, Sau đó sắp xếp các món đồ khác như: bàn trang điểm, tủ quần áo, kệ quần áo,….. cố gắng hạn chế sự rườm rà, chật chội.
Khu vực phong bếp có thể chia thành 2 không gian bao gồm: khu vực nấu nướng và khu vực bàn ăn. Vách ngăn là sự lựa chọn tuyệt vời để phân tách 2 không gian này. Dĩ nhiên không gian phòng bếp cần phải thoải mái, tiện lợi và đầy đủ công năng sử dụng của nó.
Hi vọng bài viết này sẽ giúp bạn Hiểu rõ hơn về phong cách nội thất Indochine!